Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Bố trí bấc thấm khi xử lý nền đất yếu


Bố trí bấc thấm khi xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cố kết chân không


Bài viết được trích dẫn của tài liệu.
Thư viện xin gửi độc giả bài báo "Kết quả bước đầu về nghiên cứu bố trí hợp lý Bấc thấm khi xử ký nền đất yếu bằng phương pháp cố kết chân không" do PGS.TS. Nguyễn Chiến - Đại học Thủy lợi và KS. Phạm Quang Đông - Trường trung học thủy lợi 2 thực hiện

Tóm tắt: Khi xây dựng công trình trên nền đất yếu, vấn đề luôn được quan tâm là cải tạo nền đất yếu để làm giảm độ lún của nền, tăng khả năng chịu tải và làm giảm tính thấm của nền trong thời gian ngắn nhất, kinh tế nhất. Phương pháp cố kết chân không ra đời từ các nước tiên tiến, bước đầu áp dụng tại Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu trên. Theo phương pháp này, một trong các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tính hiệu quả của phương pháp là khoảng cách giữa các bấc thấm. Trong bài này giới thiệu kết quả bước đầu về nghiên cứu chọn khoảng cách bấc thấm hợp lý cho phương pháp nêu trên.
Bố trí bấc thấm khi xử lý nền đất yếu

Đặt vấn đề về việc Bố trí bấc thấm khi xử lý nền đất yếu

Cố kết chân không là một phương pháp hiệu quả để gia cố nền đất yếu bão hoà nước. Khi cần gia cố vị trí nền nào đó, người ta dùng một lớp vải bạt hay màng nhựa phủ kín vùng đó không cho không khí lọt vào và tạo chân không ở bên dưới lớp màng này. Để tạo chân không người ta dùng hệ thống ống hút và bơm chân không. Công nghệ này có thể tạo ra một tải trọng nén trước tương đương với một khối đắp nén trước cao khoảng 4-5m.

Thay vì gia tăng ứng suất trong khối đất bằng cách tăng ứng suất tổng theo phương pháp chất tải thông thường, phương pháp cố kết chân không tạo ra tải trọng nén trước bằng cách giảm áp lực nước lỗ rỗng trong khi vẫn giữ nguyên ứng suất tổng.

Nguyên tắc chung của MVC (Mernard Vacuum Consolidation) bao gồm việc khử áp suất khí quyển trong khối đất đã được bọc kín bằng lớp màng nhựa để khối đất cố kết và duy trì trạng thái chân không trong suốt quá trình gia cố trong đó bấc thấm đóng vai trò là giếng giảm áp. Các nghiên cứu về các tham số lý thuyết đã cho thấy yếu tố về khoảng cách giữa các bấc thấm (F(n)) luôn luôn là một thông số quan trọng và có ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng do sự xáo trộn đất đặc trưng là (Fs), thời gian cố kết (t). Vì vậy việc chọn khoảng cách bấc thấm hợp lý có ý nghĩa quyết định đến tính hiệu quả của phương pháp. Sau đây là kết quả nghiên cứu cho nền đất yếu khu vực Tiên Lãng - Hải Phòng.

Các bạn xem đầy đủ bài báo khoa học bố trí hợp lý bấc thấm khi xử ký nền đất yếu bằng phương pháp cố kết chân không TẠI ĐÂY

Link giới thiệu tài liệu Bố trí bấc thấm khi xử lý nền đất yếu



SHARE THIS

Author:

Etiam at libero iaculis, mollis justo non, blandit augue. Vestibulum sit amet sodales est, a lacinia ex. Suspendisse vel enim sagittis, volutpat sem eget, condimentum sem.

0 nhận xét: